explicitClick to confirm you are 18+

Những điều cần biết về trần thạch cao

TradelinevnDec 17, 2018, 8:28:54 AM
thumb_up1thumb_downmore_vert

Trần thạch cao là một trong những loại vật liệu trần được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, kể cả trong xây dựng dân dụng lẫn công nghiệp. Vậy vật liệu trần thạch cao là gì, có những ưu điểm gì so với những loại vật liệu trần khác, bài viết sau sẽ phân tích những thông tin cơ bản đó nhằm giúp người sử dụng có thêm thông tin, hỗ trợ quá trình thi công thuận lợi hơn.

1. Trần thạch cao là gì?

Trần thạch cao là loại trần được lắp ghép bằng nhiều tấm thạch cao với hệ khung trần, bao gồm:

Khung xương thạch cao: có tác dụng tạo kết cấu vững chắc để treo cả hệ trần lên sàn bê tông cốt thép hay kết cấu mái của ngôi nhà bằng các ty treo.

Tấm trần thạch cao: có tác dụng tạo mặt phẳng cho trần, tấm thạch cao được liên kết trực tiếp với hệ khung thông qua vít chuyên dụng.

Lớp sơn bả: tạo độ nhẵn mịn, đều màu cho bề mặt trần.

Các phụ gia khác.

Thi công trần thạch cao


Trần thạch cao có 2 loại chính là trần nổi và trần chìm. Tùy theo mỗi loại mà có những ưu nhược điểm khác nhau.

Trần nổi: dễ dàng tháo dỡ và sửa chữa nhưng lại không mang tính thẩm mỹ cao, không tạo được nhiều hoa văn.


Trần chìm: ngược lại với trần nổi, trần chìm khi kết hợp với các vật liệu khác như đèn trang trí, tạo đường chỉ trang trí,... rất bắt mắt và thu hút, tuy nhiên nếu có hiện tượng ố màu hoặc hỏng thì việc sửa chữa rất tốn kém chi phí và thời gian.


Xem thêm: Một số mẫu trần thạch cao đẹp

2. Những lưu ý khi sử dụng trần thạch cao

2.1. Trần thạch cao rất kỵ nước.

Bên cạnh những ưu điểm như bền, đẹp theo thời gian thì trần thạch cao có điểm đặc trưng là rất kỵ nước. Trước khi tiến hành thi công vật liệu trần cần kiểm tra thật kỹ mái nhà của bạn, tuyệt đối không để có lỗ rò trên mái làm thấm nước, hoặc nếu có thì cần xử lý ngay bằng các biện pháp chống thấm. Ngoài ra chúng ta cũng có thể sử dụng loại trần thạch cao chịu nước ở những khu vực có độ ẩm cao để tăng thời gian sử dụng cho trần nhà.


Có sự chuẩn bị tốt và thi công kỹ càng từ đầu thì trần thạch cao có thể giữ được độ đẹp và bền đến 10 năm.

2.2. Trần thạch cao sử dụng lâu ngày sẽ bị co lại.

Theo thời gian sử dụng, dưới sự tác động của ngoại cảnh thì trần thạch cao cũng sẽ có hiện tượng co lại, gây ra những vết nứt trên trần, đặc biệt là ở những vị trí tiếp giáp giữa 2 tấm và thường thì xảy ra ở trần chìm. Bạn cần liên hệ với đơn vị thi công tiến hành dặm và sơn lại kịp thời, nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ trần, khiến việc sửa chữa trở nên khó khăn hơn nhiều lần.


2.3. Chống nóng và chống ồn.

Đối với những công trình dân dụng sử dụng mái tôn thì nên sử dụng trần thả và trải thêm một lớp tấm cách nhiệt để chống nóng. Đồng thời, không nên thi công quá sát mái nhà, cần tạo khoảng trống thích hợp giữa trần và mái sẽ chống nóng và chống ồn hiệu quả hơn.


2.4. Chọn đơn vị thi công chuyên nghiệp

Chất lượng trần thạch cao phụ thuộc khá nhiều vào kỹ năng thi công, lắp đặt, sự tỉ mỉ... của đơn vị thi công. Bạn cần tham khảo trên nhiều phương tiện khác nhau như sàn thương mại điện tử Tradeline, để nắm được chất lượng, chi phí, cũng như so sánh giữa các đơn vị khác nhau.

Có thể bạn cần tham khảo: Dịch vụ thi công trần thạch cao