VÉN MÀN LỊCH SỬ: THẤU HIỂU ĐẠO LÝ TRỊ QUỐC CỦA VUA TRẦN NHÂN TÔNG Người đứng đầu một nước, phải là người có tâm Đạo, muốn trị vì dân tộc phải lấy Nhân Đức trị nhân, muốn bình an bờ cõi phải dùng hòa ái mà đối ngoại. Để chứng minh cho sự hùng thịnh của triều đình khi dùng tâm đạo mà trị quốc, nhà vua Trần Nhân Tông đã giảng và đưa cả quan quân trong triều quy y Phật Pháp. Đưa giáo lý nhà Phật giúp quan quân hiểu đạo lý mà làm tròn chức trách bổn phận, dùng Phật pháp mà giữ lòng dân bình ổn, xã tắc ắt tự an. ======================================================================== Không phải cứ xuất gia mới là tu Phật, ngay tại đời thường mà tu được mới chính là đã tìm được chân lý thực sự của Phật Pháp. Sự rạng rỡ của những năm tháng trị vì của vua Trần Nhân Tông, phải chăng chính là nhờ đạo lý xuyên suốt này? Không phải cứ xuất gia mới là tu Phật, ngay tại đời thường mà tu được mới chính là đã tìm được chân lý thực sự của Phật Pháp. Trần Nhân Tông là vị hoàng đế thứ ba của vương triều Trần trong lịch sử Việt Nam. Xuyên suốt những năm tháng trị vì, lịch sử Việt cổ đã ghi chép nhiều thành tựu mà ông gây dựng, nhưng những đạo lý mà ông truyền cấp cho hậu thế lại chưa được phổ truyền nhiều. Ông được đánh giá là một vị vua anh minh sáng chói, có nhiều đóng góp trong việc bảo vệ biên cương, mở mang bờ cõi tới xây dựng phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của nước Đại Việt xưa. Điều kỳ lạ là ông xuất gia tu Phật khá nhiều năm, cho tới tận những năm cuối đời rồi tọa hóa trên am ở Yên Tử, song vẫn để lại dấu ấn của một vị vua trị vì giữa đời…Tại sao vậy? Ngay từ khi còn nhỏ, vua Trần Nhân Tông đã mang trong mình sự mong mỏi muốn được tìm tới chân lý thực sự của đời người, Ông không ngừng đọc và tiếp thụ Phật pháp. Trong các tác phẩm của mình, vua cha Trần Thái Tông cũng đã nói đến tình trạng “tới chùa mà không tu”: “Khi tới chùa chiền Gần Phật gần kinh Mắt không thèm ngó, Phòng tăng điện Phật Gặp gỡ gái trai Cuối mắt đầu mày Ham mê sắc dục Không...